Những điều cần biết về giãn tĩnh mạch chi dưới, căn bệnh hơn 40% người Việt trên 50 tuổi mắc phải

Tỷ lệ người mắc giãn tĩnh mạch chân đang ngày một ra tăng, đây là con số đáng báo động bởi bệnh này có liên quan tới các vấn đề về tim mạch. Đáng chú ý, bệnh thường gặp ở nữ giới hơn (tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 4 lần so với nam giới). 

1. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay còn gọi giãn tĩnh mạch chân là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng tĩnh mạch khiến tĩnh mạch giãn ra. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh tiếp tục tiến triển sẽ làm dòng máu động mạch tới nuôi chân cũng bị giảm theo.

Hậu quả là người bệnh sẽ gặp cảm giác nặng chân, nhức mỏi, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… Thậm chí, những trường hợp nặng hơn các rối loạn tưới máu nuôi dưỡng chân có thể dẫn đến các biến chứng như chàm da, loét chân không lành… khiến việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn.

2. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chi dưới

Ở cơ chế bình thường, dòng máu tĩnh mạch từ chân trở về tim được duy trì theo một chiều từ dưới đi lên (ngược với chiều trọng lực khi ở tư thế đứng) là nhờ hệ thống van tĩnh mạch, lực hút được tạo ra do hoạt động của tim, cơ thành ngực và lực ép của khối cơ cẳng chân.

Các tác động làm ảnh hưởng đến cơ chế duy trì dòng máu một chiều này như giữ tư thế đứng lâu, chèn ép tĩnh mạch vùng chậu, ít vận động cơ cẳng chân… lâu ngày sẽ làm cho van một chiều không còn giữ được chức năng, khiến thành tĩnh giãn ra, yếu đi và tạo ra dòng máu trào ngược qua van theo trục các tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé hay tĩnh mạch sâu theo chiều ngược xuống chân. Dòng trào ngược gây tăng áp lực trong lòng trục tĩnh mạch lớn, rồi truyền qua các tĩnh mạch nhỏ làm giãn cả tĩnh mạch lớn và nhỏ.

3. Suy van tĩnh mạch có thể xảy ra ở từng vùng hoặc toàn bộ chân.

Thống kê ở người trưởng thành, khoảng 73% nữ giới và 56% nam giới bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn, nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén gây chèn ép cản trở máu tĩnh mạch. Một số ngành nghề, công việc như bán hàng, thợ dệt, may, chế biến thủy, hải sản, giáo viên, bác sĩ, đầu bếp… đòi hỏi phải đứng lâu có tỷ lệ người mắc bệnh cao hơn. Người béo phì, ít vận động hoặc làm việc mang vác nặng… cũng dễ bị giãn tĩnh mạch.

4. Biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân

Ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh thường không rõ ràng và thoáng qua. Người bệnh có cảm giác nặng chân, có thể thấy giày dép chật hơn bình thường. Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể thấy chân dễ mỏi, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, cảm giác như bị kim châm hay kiến bò vùng cẳng chân, chuột rút vào ban đêm… 

Người bệnh cũng có thể nhìn thấy mạch máu nhỏ li ti trên bề mặt da như mạng nhện (spider vein) hay lớn hơn và sâu hơn như dạng lưới ở lớp dưới da. Các biểu hiện trên có thể mất đi khi người bệnh nghỉ ngơi, các tĩnh mạch giãn chưa nhiều, lúc giãn lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

Vào giai đoạn tiến triển, chân người bệnh bắt đầu có biểu hiện phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da, biểu hiện của loạn dưỡng do máu tĩnh mạch ứ lâu ngày. Các tĩnh mạch căng giãn gây cảm giác đau tức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, trường hợp nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch nổi to rõ trên da thường xuyên, các mảng máu bầm trên da…

Khi giãn tĩnh mạch bước vào giai đoạn biến chứng, tĩnh mạch nông giãn to thành búi, bị viêm tạo huyết khối trong lòng. Kết hợp với tình trạng loét do thiểu dưỡng có thể tạo nên những ổ loét, nhiễm trùng…

5. Giai đoạn tiến triển của giãn tĩnh mạch chi dưới

Hệ thống được áp dụng phân chia theo CAEP (Hệ thống xếp loại và phân mức độ cho các rối loạn tĩnh mạch mạn tính – Ủy ban Quốc tế), trong đó giai đoạn tiến triển bệnh và mức độ nặng trên lâm sàng được phân thành C1-C6 như sau:

  • C1: Giãn tĩnh mạch mạng nhện hay dạng lưới
  • C2: Giãn tĩnh mạch lớn dưới da >3mm
  • C3: Phù
  • C4: Biến đổi cấu trúc da và mô dưới da (chàm)
  • C5: Loét có thể lành
  • C6: Loét không lành

6. Biến chứng của giãn tĩnh mạch:

Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

7. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Dùng băng ép và tất áp lực: Băng và tất có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới và giúp các van tĩnh mạch khép lại, do đó giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này giúp làm chậm tiến triển của bệnh và hỗ trợ các biện pháp điều trị ngoại khoa.

Dùng thuốc: Thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch. Phần lớn, thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch.

Tiêm xơ: Một dung dịch sẽ được tiêm vào tĩnh mạch gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch, khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn, kết quả là tĩnh mạch đó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng và tái phát của phương pháp này tương đối cao.

Phẫu thuật: Được áp dụng cho trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông, đoạn tĩnh mạch bị giãn sẽ bị cắt bỏ thông qua các đường rạch nhỏ. Ca phẫu thuật thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được băng ép và nằm bất động trên giường khoảng 3 ngày. Đây là phương pháp có xâm lấn, tổn thương nên người bệnh ít lựa chọn.

8. Phương pháp Veins Care Therapy điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới – Phác đồ không xâm lấn, độc quyền tại Phòng khám OHIO

Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của hàng ngàn khách hàng, Chuyên khoa Tĩnh mạch – Phòng khám OHIO luôn tiên phong đón đầu, nhận chuyển giao, ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất. Veins Care Therapy được đánh giá là bước tiến vượt bậc, là giải pháp toàn diện nhất từ trước đến nay với quy trình điều trị 4 bước chuẩn y khoa:

  • Siêu âm Doppler: Chẩn đoán chính xác cấp độ suy giãn tĩnh mạch, lên phác đồ cá nhân hoá theo tình trạng
  • Laser LX: Làm đông co các tĩnh mạch bị suy giãn, Điều trị các tổn thương vi mạch máu
  • Cấy gel sinh học Venacell: Tăng sinh dưỡng chất giúp tái tạo và ổn định thành mạch bị giãn. Phục hồi các tĩnh mạch nông, tĩnh mạch suy trong 7 ngày. Tái tạo làm bền vững thành mạch tăng lưu thông tuần hoàn máu
  • Chiếu ánh sáng Laser Veins Care: Làm dày khỏe thành mạch, ngăn tái phát. Tăng sinh collagen làm trẻ hoá thành mạch

Đây là giải pháp tân tiến, được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả bởi tổ chức FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). Phòng khám OHIO luôn tiên phong ứng dụng Phác đồ mới không xâm lấn, không phẫu thuật, hiệu quả lên tới 95% chỉ sau 1 lần điều trị, cam kết không tái phát và bảo hành kết quả trọn đời.

Phòng khám OHIO với quy trình thăm khám bài bản, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh mạch máu nói chung và bệnh suy tĩnh mạch chi dưới nói riêng. Là địa chỉ tin cậy để bệnh nhân lựa chọn đến thăm khám và điều trị bệnh.

Hotline: 0919 005 523 (Hà Nội) – 0968 994 158 (Hồ Chí Minh)

Chúng tôi mong muốn lắng nghe về nhu cầu làm đẹp của Bạn !

HotlineHotline: 0919 00 55 23

Hoặc

Đăng ký tư vấn

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Triệt lông cho nam giới hiệu quả tại Vinh, Nghệ An

Hiện nay, triệt lông không chỉ được phái nữ ưa chuộng, mà nam giới triệt lông cũng đang trở thành xu hướng mới của đàn...

Xoá xăm không đau, không sẹo tại Vinh – Nghệ An

“Xóa xăm có đau không?”, “Xóa xăm có để lại sẹo không?” là 2 câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là...

Bí quyết trị thâm mông, tự tin diện bikini của chị Hà Nhi

Từng bị thâm sạm vòng 3 vì ngồi hơn 10 tiếng một ngày, chị Hà Nhi giờ đây đã lấy lại được vòng 3 sáng...

Chị Hương Vũ: Khỏi giãn tĩnh mạch giúp tôi có cuộc sống vui khỏe bên gia đình

Giãn tĩnh mạch đã cản trở cô Hương Vũ có một cuộc sống vui khỏe bên con cháu và gia đình, bởi những cơn đau...